Laser CO2 là một trong những tiến bộ mới nhất trong thế kỉ 20 trong điều trị trẻ hóa da nâng cơ không phẫu thuật. Đặc biệt là tái tạo làn da với các khuyết điểm sâu như sẹo rỗ, da chùng nhão, da nhăn nheo. Vậy cách chăm sóc da sau laser CO2 như thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Laser CO2 là gì?

Bắn laser CO2 là phương pháp trị liệu cho da kết hợp ánh sáng Laser với sóng điện từ RF tác động của năng lượng quang học từ đó tạo ra nguồn nhiệt năng lớn. Ánh sáng laser CO2 mang cực kỳ nhiều ưu điểm trong đó có khả năng loại bỏ đến hơn 95% tình trạng trên da, cải thiện làn da trắng sáng đều màu vô cùng hiệu quả.

Và để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị bằng Laser CO2 cần chế độ chăm sóc da sau Laser CO2 hợp lý.

Cơ chế hoạt động Laser CO2

  • Hoạt động dựa trên nguyên lý bước sóng năng lượng cao lên đến 10.600nm từ đó giúp ánh sáng laser tác động chính xác vào khu vực da cần điều trị. Khoanh vùng và nhận diện, đồng thời đi sâu vào dưới lớp hạ bì da giúp lấy đi các hạt sắc tố da gây nên tình trạng nám loại bỏ chúng tận gốc mà không gây xâm lấn.
  • Laser CO2 không gây tổn thương vùng da điều trị cũng không gây tổn thương tới các mô da lân cận. Đồng thời mang lại tác động điều trị cao, hiệu quả lâu dài.
  • Công nghệ laser CO2 không chỉ điều trị nám nhanh chóng mà còn kích thích tăng sinh collagen và elastin giúp trẻ hoá làn da, giúp da cải thiện sắc tố trở nên đều màu và hết thâm sạm.

Tình trạng da sau khi bắn Laser CO2

Da yếu:

Do sự tác động của các bước sóng và năng lượng điện cực từ công nghệ laser nên da sẽ trở nên mỏng manh, yếu và sức đề kháng kém.

Dễ bị tăng sắc tố sau viêm:

Sau quá trình điều trị nám với laser, làn da ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các công nghệ hoá học khiến da dễ bị viêm. Phản ứng lại bằng cách tăng sắc tố da sau viêm da sẽ dễ xuất hiện các đốm dẹt đổi màu hơi sẫm, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Đau:

Sau khi điều trị nám bằng laser do tác động của năng lượng lên da phá vỡ sắc tố melanin. Nên sau khi hết tê bạn sẽ có thể bị đau vùng da điều trị.

Da bị đỏ:

Da trở nên đỏ ửng hơn và dễ kích ứng hơn sau khi trị nám. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc da sau laser co2 đúng cách để không có hiệu quả tốt nhất.

Tình trạng da sau khi bắn Laser CO2
Tình trạng da sau khi bắn Laser CO2

Nóng rát:

Sự xâm lấn sâu của tia sáng laser vào lớp hạ bì da có thể gây tổn thương nhẹ cho da. Da phản ứng nóng rát để tự bảo vệ và phục hồi da.

Dễ bắt nắng, thay đổi sắc tố da:

Da trở nên dễ bắt nắng và thay đổi sắc tố da nếu chăm sóc sau laser co2 không đúng cách bởi lúc này da đang rất yếu và mỏng.

Da khô và tróc vảy:

Lượng nhiệt cao khi sử dụng phương pháp laser khiến da trở nên bị khô hơn, dễ tróc vảy và bong da chết ở những vùng da bị nám.

Các bước chăm sóc da sau laser CO2

Để phát huy tối đa hiệu quả điều trị và có được một làn da hoàn hảo sau khi điều trị sẹo mụn bằng laser, khách hàng nên tuân thủ các bước chăm sóc da CO2 sau:

Vệ sinh da mặt

Chăm sóc da sau Laser Co2 việc đầu tiên bạn nên quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh da mặt. Trong 3 ngày đầu sau khi điều trị bằng laser bạn sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt, thấm khô bằng bông cotton nhẹ nhàng.

Sau ngày thứ 4 trở đi, một trong những bước không nên bỏ qua để chăm sóc da sau Laser C02 đó là sử dụng các loại tẩy trang micellar water nhẹ nhàng để lấy sạch bụi bẩn. Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH chuẩn cân bằng cho da từ 5.5 – 6 để làn da được làm sạch hiệu quả, không gây khô bong như các chất có hoạt tính tẩy rửa mạnh.

Tình trạng da sau khi bắn Laser CO2
Tình trạng da sau khi bắn Laser CO2

 

Dưỡng ẩm cho da

Da sau khi điều trị laser ít nhiều sẽ có tổn thương nhẹ khiến da khô, nhạy cảm và yếu hơn. Lúc này việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da sẽ giúp da trở nên mịn màng và nhanh chóng phục hồi.

Kem dưỡng ẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc da sau Laser Co2. Bởi vậy bạn cần chú ý và lựa chọn dòng kem có khả năng dưỡng ẩm, phục hồi tốt cho da.

Kem tái tạo chăm sóc da sau Laser CO2 và phục hồi

Sau khi bắn laser ánh sáng và nhiệt ảnh hưởng đến da khiến da mỏng manh và yếu ớt hơn. Việc bôi kem tái tạo da sẽ giúp da nhanh chóng tái tạo lại, sản sinh ra lớp da mới. Bởi vậy việc sử dụng kem tái tạo da sau khi bắn laser là điều cực kỳ cần thiết.

Với kem tái tạo da sau laser bạn nên sử dụng sản phẩm theo chỉ định của bác sĩ để dùng đúng loại, liều lượng thích hợp, tránh tự ý dùng sản phẩm linh tinh có thể gây tác hại không mong muốn.

Xem thêm : Chăm sóc da sau khi tái tạo bề mặt da.

Bôi kem ức chế melanin

Sự gia tăng hắc sắc tố melanin là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nám da. Bởi vậy những loại kem ức chế sự tổng hợp hắc sắc tố melanin được sử dụng sau khi bắn laser sẽ giúp tăng hiệu quả cho quá trình điều trị nám.

Một số loại kem ức chế melanin có các thành phần như Hydroquinone, N-Acetyl Glucosamine, Niacinamide,  Arbutin, Kojic acid hoặc các vitamin như A, C, E, K… sẽ hỗ trợ trị nám sau điều trị bằng laser hiệu quả hơn.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là một trong những phần rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da sau Laser Co2. Sau khi thực hiện bắn laser bạn cần lưu tâm cả chế độ ăn uống tốt đầy đủ dinh dưỡng.

Các thực phẩm nên tránh sau khi bắn laser gồm thức ăn cay nóng, hải sản, trứng, thịt bò, rau muống. Ngừng sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cafe…

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Tránh vận động đổ mồ hôi và tránh thức khuya sẽ giúp cho quá trình dưỡng da và phục hồi da sau điều trị laser nhanh chóng hơn, tốt cho da hơn.

Xem thêm: Top những cách chăm sóc da dị ứng dành cho chị em

Vậy phương pháp nào là hoàn hảo cho việc chăm sóc da

Qua những phân tích kể trên thì phương pháp chăm soc da bằng lazer cũng có điều những bấn đề bất cập. Vậy giải pháp tối ưu nhất là gì? Đó là sử dụng phương ơháp chăm sóc da chuyên sâu độc quyền tại Blackpeony spa.

Chúng tôi chỉ sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có một làn da khỏe, mịn màng mà không tốn kém như Laser. Hãy đến với chúng tôi để cảm nhận sự khác biệt.

Xem thêm về cách chăm sóc da: Chăm sóc da ở spa? Nên hay không nên?